Các lễ hội ở Việt Nam nổi tiếng và ý nghĩa nhất

Hàng năm, ở khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam nước ta đều có rất nhiều lễ hội lớn và có ý nghĩa được diễn ra. Các lễ hội thu hút đông đảo người dân địa phương, du khách trong và ngoài nước tham gia. Trong đó nổi tiếng nhất phải kể tới các lễ hội ở Việt Nam dưới đây!

Các lễ hội ở Việt Nam
Các lễ hội ở Việt Nam nổi tiếng và mang nhiều nét đẹp Truyền Thống nhất

Các lễ hội truyền thống tại miền Bắc Việt Nam

Lễ hội chùa Hương

Nhắc tới các lễ hội truyền thống ở Việt Nam nói chung và phía Bắc nước ta nói riêng thì không thể không kể tới lễ hội chùa Hương. Lễ hội được tổ chức từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch hàng năm tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đây cũng là một trong những lễ hội đông và có thời gian tổ chức dài nhất ở nước ta. 

Lễ hội chùa Hương
Lễ hội chùa Hương là một trong các lễ hội ở Việt Nam thu hút đông đảo du khách tham gia

Tham gia lễ hội chùa Hương du khách không chỉ được tham gia hành trình về cõi Phật mà còn có cơ hội được ngồi thuyền ngắm khung cảnh non nước hữu tình và chiêm ngưỡng những hang động, đồi núi, suối rừng hùng vĩ. Văn cảnh chùa Hương luôn mang tới một không khí linh thiêng, thanh tịnh và yên bình, trở thành địa điểm hành hương, cầu may đầu năm của đông đảo người dân đất Việt.

Lễ hội đền Hùng

Các lễ hội truyền thống ở Việt Nam rất nhiều nhưng lễ hội Đền Hùng, được tổ chức tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là lễ hội đầu xuân là có quy mô lớn nhất và mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người dân nước ta. Cứ mỗi năm tới ngày lễ, người Việt từ khắp các tỉnh thành lại tìm tới đây để dâng hương tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị vua Hùng đã có công dựng nước. 

Lễ hội đền Hùng
Lễ hội đền Hùng là một trong các lễ hội ở Việt Nam quan trọng được tổ chức hằng năm

Lễ hội đền Hùng sẽ được tổ chức trong vòng 6 ngày, bắt đầu từ ngày mùng 5 – 10/03 Âm lịch. Nghi lễ sẽ được chia làm 2 phần chính. Đầu tiên là lễ rước kiệu, sau đó sẽ tới lễ dâng hương. Ngoài ra, trong lễ hội còn có rất nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như: Thi đấu vật, thi kéo co, thi bơi, hát xoan,… 

Lễ hội chọi trâu

Trong các lễ hội nổi tiếng ở Việt Nam thì lễ hội chọi trâu hay còn gọi là đấu ngư được đánh giá là khác biệt và đặc sắc nhất. Lễ hội này được tổ chức tại Đồ Sơn, Hải Phòng vào ngày 9 tháng 8 Âm lịch hàng năm. Vào năm 2013, lễ hội chị trâu đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nước ta.

Lễ hội chọi trâu tại Đồ Sơn
Lễ hội chọi trâu tại Đồ Sơn là một trong các lễ hội ở Việt Nam được chờ đón nhất

Lễ hội chọi trâu có tổng cộng 2 phần, gồm phần lễ và phần hội đan xen. Cụ thể, bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng 8 Âm lịch, các vị cao niên trong làng có trâu chọi sẽ phải tới đình Tổng để làm lễ tế thần Điểm Tước. Sau đó lại tổ chức lễ rước nước, làm lễ Thành hoàng. Chính hội sẽ diễn ra lúc 1 giờ sáng ngày mùng 9 tháng 8 âm lịch. Các chủ tế làng sau khi làm lễ xin phép Thành Hoàng sẽ mang trâu đi thi đấu.

Hội gò Đống Đa

Cứ vào mùng 5 Tết hàng năm thì tại quận Đống Đa, Hà Nội lại diễn ra hội gò Đống Đa. Lễ hội này chính thức trở thành quốc lễ từ sau ngày giải phóng thủ đô (10/10/1954). Mang ý nghĩa tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung, vì vậy đây được đánh giá là một trong các lễ hội ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng nhất. 

Hội gò Đống Đa
Hội gò Đống Đa tưởng niệm đại thắng của Vua Quang Trung

Vào ngày diễn ra lễ hội sẽ có rất nhiều trò chơi vui khỏe được tổ chức. Qua đó thể hiện rõ tinh thần thượng võ của người Việt. Và hoạt động độc đáo, thú vị nhất phải kể tới trò rước Rồng lửa Thăng Long. Ngoài ra, ngay gần gò Đống Đa, tại chùa Quang Trung còn diễn ra lễ cầu siêu, dâng hương để tưởng nhớ tới các vị anh hùng đã có công dựng nước và giữ nước.

Lễ hội Gióng

Tại miền Bắc còn có một lễ hội rất nổi tiếng nữa, đó là hội Gióng. Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên vương) – một vị Thánh “bất tử” trong tín ngưỡng Việt Nam, Thánh Gióng chính là người đã có công đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi nước ta.

Lễ hội Gióng
Lễ hội Gióng là một trong các lễ hội ở Việt Nam có truyền thống lâu đời

Hàng năm, lễ hội Gióng đều sẽ được tổ chức vào ngày mùng 8 và mùng 9 tháng 4 Âm lịch tại đền Phù Đổng cùng các vùng lân cận. Ngoài ra, hiện nay còn có rất nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ cũng thờ phụng Thánh Gióng. 

Lễ hội đền Trần

Lễ hội đền Trần diễn ra trong vòng 3 ngày, thường bắt đầu từ ngày 13 – 15 tháng Giêng hàng năm tại tỉnh Nam Định. Mục đích tổ chức lễ hội này chính là để tri ân công đức của các vị vua nhà Trần.

Lễ hội đền Trần
Lễ hội đền Trần cũng là một trong các lễ hội ở Việt Nam được chính phủ quan tâm

Bắt đầu từ giờ Tý (giữa đêm) lễ hội sẽ tổ chức khai ấn và ấn được phát tại 3 nhà, gồm: Nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa cùng với một điểm thuộc khu vực vườn cây đền Trần. Qua mỗi năm, lễ hội đền Trần lại càng tổ chức với quy mô lớn hơn và thu hút được nhiều du khách tới hành lễ.

Một số lễ hội nổi tiếng tại miền Trung Việt Nam

Lễ hội Lam Kinh

Không chỉ ở miền Bắc mới có nhiều lễ hội lớn mà miền Trung nước ta cũng vậy. Tiêu biểu có thể kể đến lễ hội Lam Kinh được tổ chức tại khu di tích Lam Kinh thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Lễ hội Lam Kinh
Lễ hội Lam Kinh tại Thanh Hóa là một trong các lễ hội ở Việt Nam

Thời gian diễn ra lễ hội là ngày 22 tháng 8 Âm lịch hằng năm. Vào ngày này, người dân từ khắp các vùng miền sẽ tề tựu tại Lam Kinh để làm lễ tưởng niệm Lê Lợi và các vị danh tướng dưới thời nhà Lê. 

Phần trang trọng nhất trong lễ hội chính là nghi thức rước kiệu từ lăng vua Lê Thái Tổ về đền thờ. Sau khi lễ dâng hương kết thúc, du khách có thể tham quan khu di tích Lam Kinh, tham gia vào các trò chơi dân gian hay xem những điệu múa truyền thống tại đây.

Lễ hội Cầu Ngư

Một trong các lễ hội ở Việt Nam cũng rất có ý nghĩa, đó là lễ hội Cầu Ngư hay còn gọi là lễ hội Cá Ông. Với người dân miền Trung, đây là lễ hội đặc biệt quan trọng bởi nó được tổ chức với mục đích cầu mong cho một năm trời yên biển lặng, ngư dân ra khơi thuận, tôm cá đầy khoang.

Lễ hội Cầu Ngư
Lễ hội Cầu Ngư là một trong các lễ hội ở Việt Nam gắn liền với nhân dân miền Trung

Lễ hội sẽ được tổ chức vào tháng Giêng hàng năm và tái hiện lại phong tục thờ cúng Cá Ông đầy sinh động. 

Lễ hội đua thuyền

Các lễ hội ở Việt Nam đều mang một ý nghĩa sâu sắc riêng và lễ hội đua thuyền tại sông Hàn, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng cũng vậy. Lễ hội được tổ chức vào mùa xuân hàng năm với mục đích cầu mong cho một năm mới mưa thuận gió hòa, khai thông sông rạch, đời sống người dân được êm ấm, no đủ. 

Lễ hội đua thuyền
Lễ hội đua thuyền là một trong các lễ hội ở Việt Nam được tổ chứng hằng năm tại Đà Nẵng

Trong lễ hội, các làng sẽ lập ra đội đua thuyền riêng để tham gia thi đấu. Đội nào về đích trước tiên thì sẽ trở thành người thắng cuộc. Đồng thời làng có đội thắng đua thuyền còn được cho là trong năm sẽ gặp nhiều may mắn, làm gì cũng thuận lợi.

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Hiện lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Hàng năm lễ hội đều được tổ chức luân phiên tại các tỉnh có văn hóa cồng chiêng ở Tây Nguyên. Trong đó, Đăk Lăk chính là điểm quan trọng nhất. 

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên
Lễ hội cồng chiêng là một trong các lễ hội ở Việt Nam của đồng bào dân tộc Tây Nguyên

Tham gia vào lễ hội bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức những màn biểu diễn cồng chiêng rất độc đáo. Bên cạnh đó, lễ hội còn có cả các hoạt động văn hóa, hội chợ triển lãm về đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, công cụ sản xuất của dân tộc Tây Nguyên rất thú vị.

Lễ hội đâm trâu

Đâm trâu là một lễ hội khá nổi tiếng do đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc cũng như Đông Nam bộ tổ chức. Lễ hội này diễn ra vào khoảng tháng 3 hoặc tháng 4 Âm lịch, đúng thời điểm nông nhàn. Trong lễ hội, người dân sẽ lựa chọn trâu để làm vật tế thần linh bởi đây là loài động vật biểu tượng cho sự phồn thịnh.

Lễ hội đâm trâu tại Tây Nguyên
Lễ hội đâm trâu tại Tây Nguyên khá lâu đời trong các lễ hội ở Việt Nam

Sau khi cúng thần linh, trâu sẽ được dắt ra cột ở gốc cây giữa sân và toàn bộ người dân trong bản sẽ nhảy múa trong tiếng nhạc cồng, chiêng. Tiếp đến, một đội đâm trâu gồm những chàng trai trẻ mang theo giáo mác tiến vào sân để làm nghi thức đâm trâu. Thịt trâu sẽ được chia đều cho người dân trong bản để ăn mừng.

Lễ đổ giàn

Đổ giàn là một trong các lễ hội nổi tiếng ở Việt Nam, được tổ chức từ ngày rằng đến 16, 17 tháng 7 Âm lịch. Tuy nhiên, phải 60 năm lễ hội này mới được tổ chức một lần.

Lễ hội đỗ giàn tại An Thái, Bình Định
Lễ hội đỗ giàn có chu kỳ tổ chức dài nhất trong các lễ hội ở Việt Nam

Nhưng cũng vì thế mà lần nào tổ chức cũng đều rất quy mô, thu hút đông đảo người dân bản địa và du khách tham gia. Lễ hội diễn ra tại chùa Ngũ Bang Hội Quán thuộc thôn An Thái, xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình ĐỊnh. 

Những lễ hội truyền thống tại miền Nam Việt Nam

Lễ hội Bà Chúa Xứ

một số lễ hội ở Việt Nam, đặc biệt là miền Nam cũng rất nổi tiếng, được người dân cả nước biết đến. Ví dụ như lễ hội Bà Chúa Xứ diễn ra tại miếu bà Chúa Xứ ở núi Sam, tỉnh An Giang. Thời gian diễn ra lễ hội là từ đêm 23 đến ngày 27 tháng 4 Âm lịch hàng năm. Ngay từ đêm 23 đông đảo người dân đã tập trung về đây để xem nghi thức tắm Bà. Tượng Bà Chúa Xứ sẽ được đưa xuống và tắm bằng nước mưa pha với hoa. 

Lễ hội Bà Chúa Xứ
Lễ hội Bà Chúa Xứ là một trong số ít lễ hội thờ tự mẫu trong các lễ hội ở Việt Nam

Ngoài ra, trong lễ hội còn có nhiều hoạt động khác như văn nghệ, múa bóng,… Du khách cũng có thể dâng hương cầu tài, cầu lộc và du ngoạn, thăm thú các cảnh đẹp ở núi Sam.

Lễ hội Dinh Bà Ông Lang

Dinh Bà Ông Lang được biết tới là một lễ hội truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng đối với cư dân sinh sống trên đảo Ngọc, Phú Quốc. Thông qua lễ hội người dân nơi đây có thể bày tỏ tấm lòng biết ơn đối với bà Lê Kim Định – Vợ của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.

Lễ hội Dinh Bà Ông Lang
Lễ hội Dinh Bà Ông Lang

Bà chính là chỗ dựa tinh thần cho người dân tại đảo Ngọc, giúp họ có thể yên tâm sinh sống, làm ăn, chống lại tai họa thiên nhiên cũng như phù hộ cho một năm bội thu, tôm cá đầy khoang.

Lễ hội Nghinh Ông

Mỗi năm, tại Cần Giờ, TPHCM lại diễn ra lễ hội Nghinh Ông. Lễ hội được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 Âm lịch nhằm tôn vinh “Đức ngài Cá Ông” (Nam Hải tướng quân). Do là một lễ hội lớn và ý nghĩa. Hơn nữa, địa điểm tổ chức lại nằm gần trung tâm Sài Gòn nên thu hút được đông đảo du khách tham gia.

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ
Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ

Lễ hội Đôn Ta

Hay còn gọi là lễ Sen Dolta, lễ cúng ông bà (Píth-sên Đôn-ta) – lễ hội truyền thống lớn và quan trọng nhất trong năm của người Khmer.

Về cơ bản thì lễ hội Đôn Ta có ý nghĩa khá giống với lễ Vu Lan, được tổ chức nhằm tưởng nhớ tới công ơn của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Đồng thời, lễ hội còn được tổ chức để tạ ơn người đã khuất và cầu phước lành, bình an cho những người còn sống. 

Lễ hội Đôn Ta
Lễ hội Đôn Ta – Lễ hội quan trọng và lớn nhất của người Khomer trong các lễ hội ở Việt Nam

Đôn Ta sẽ được tổ chức liên tục trong vòng 3 ngày, bắt đầu từ 29 tháng 8 đến mùng 1 tháng 9 Âm lịch. 

Lễ hội Dinh Cô

Dinh Cô còn là tên một khu đền nổi tiếng, có kiến trúc độc đáo và hoành tráng đang tọa lạc tại hai bên bờ biển Long Hải, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Lễ hội Dinh Cô
Lễ hội Dinh Cô

Đền thờ Dinh Cô được xây dựng để thờ một cô gái mang tấm lòng nhân ái nhưng không may mắn bị nạn trong một lần đi biển. Hàng năm, lễ hội Dinh Cô sẽ được tổ chức trong vòng 2 ngày, từ ngày 10 – 12 tháng 2 Âm lịch theo nghi thức cổ truyền. 

Trong lễ hội, các vị cao niên (chủ lễ) sẽ ăn mặc chỉn chu, trang nghiêm và thay mặt mọi người cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mọi điều tốt đẹp và sau đó sẽ tiến hành lễ nghinh Cô.

Lễ hội núi Bà Đen 

Khi tìm hiểu về các lễ hội ở Việt Nam nổi tiếng nhất bạn còn có thể bắt gặp lễ hội núi Bà Đen diễn ra ở Tây Ninh. Thời gian diễn ra lễ hội là vào mùa xuân, bắt đầu từ ngày mùng 4 Tết.

Lễ hội núi Bà Đen
Lễ hội núi Bà Đen là lễ hội lớn nhất tại Tây Ninh

Tuy nhiên, ngay từ chiều 30 Tết Nguyên đán cho tới hết tháng Giêng, thậm chí là tháng 2 Âm lịch lượng du khách để về đây tham quan, dâng hương, lễ bái đều rất đông. 

Lời kết

Trên đây là danh sách các lễ hội ở Việt Nam nổi tiếng và thu hút đông đảo du khách thập phương tham gia. Nếu bạn cũng yêu và muốn tìm hiểu thêm về nét đẹp văn hóa truyền thống, tâm linh nước ta thì có thể dành thời gian tham gia các lễ hội này.

More from author

Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan – Lịch sử hình thành và kiến trúc

Trên thế giới có rất nhiều viện bảo tàng Mỹ thuật lớn. Nhưng nổi tiếng nhất phải...

Lễ hội Người Chết là gì? Những điều thú vị về lễ hội Người Chết

Trên thế giới có khá nhiều lễ hội với những tên gọi lạ lùng, tiêu biểu có...

20 Lễ hội âm nhạc lớn nhất thế giới

Trên thế giới có rất nhiều lễ hội âm nhạc lớn, thu hút được số lượng người...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Related posts

Latest posts

Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan – Lịch sử hình thành và kiến trúc

Trên thế giới có rất nhiều viện bảo tàng Mỹ thuật lớn. Nhưng nổi tiếng nhất phải kể tới Viện bảo tàng Mỹ thuật...

NFT Binz – Nam rapper Việt Nam gia nhập thị trường NFT

Cách đây không lâu, sự kiện nam rapper Việt đình đám Binz gia nhập thị trường NFT đã nhận được rất nhiều sự chú...

Lễ hội Người Chết là gì? Những điều thú vị về lễ hội Người Chết

Trên thế giới có khá nhiều lễ hội với những tên gọi lạ lùng, tiêu biểu có thể kể tới lễ hội Người Chết...